Lịch sử VNT

  • Sau khi xây dựng Đài thiên văn Phù Liễn, chính quyền Đông Dương thuộc Pháp đã thông báo rằng toàn bộ cả nước (bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, cũng như Campuchia, Lào và Quảng Châu Loan của Trung Quốc) đều thuộc về múi giờ của kinh độ 104°17’17"Đ kể từ 00:00 ngày 1 tháng 7 năm 1906.
  • Vào năm 1911, Pháp sử dụng giờ GMT+0 (giờ Greenwich) làm giờ chính thức, và dùng cho đến năm 1940 (giờ GMT+1 được dùng trong các mùa hè từ năm 1916 đến 1940), bắt buộc Liên bang Đông Dương sử dụng giờ GMT+7 từ 00:00 ngày 1 tháng 5 năm 1911.
  • Sau khi Chính quyền Vichy thay đổi múi giờ, Đông Dương chuyển sang múi giờ GMT+8, bỏ qua 60 phút vào lúc 23:00 ngày 31 tháng 12 năm 1942.
  • Sau đó Nhật Bản xâm chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp. Các khu vực thuộc Đông Dương từ đó chuyển sang múi giờ Tokyo (GMT+9), bỏ qua 60 phút vào 23:00 ngày 14 tháng 3 năm 1945.
  • Sau các sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành công, chế độ phong kiến Việt Nam bị lật đổ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính quyền lâm thời tuyên bố múi giờ chính thức của khu vực mình kiểm soát là GMT+7 kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong khi đó, các vùng có chiến sự của Việt Nam, Lào và Campuchia sử dụng múi giờ GMT+8 và các vùng không có chiến sự (vào thời điểm đó lẫn sau Hiệp định Genève) sử dụng múi giờ GMT+7 từ ngày 1 tháng 4 năm 1947: Lào (một phần của Đông Dương) từ ngày 15 tháng 4 năm 1954, Hà Nội từ tháng 10 năm 1954, Hải Phòng từ tháng 5 năm 1955.
  • Dưới sự kiểm soát của Quốc gia Việt Nam, miền Nam Việt Nam sử dụng GMT+7 từ 00:00 ngày 1 tháng 7 năm 1955.
  • Múi giờ của miền Nam được Việt Nam Cộng hòa đổi một lần nữa thành GMT+8 từ 23:00 ngày 1 tháng 1 năm 1960, bỏ qua 60 phút.
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định múi giờ chính thức của miền Bắc là GMT+7 từ tháng 1 năm 1968.
  • Sau khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất sử dụng múi giờ UTC+7 với Sài Gòn (và các vùng phía nam) kéo dài 60 phút vào ngày 13 tháng 6 năm 1975.